Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực ở cấp tiểu học giúp nâng cao hiệu quả đào tạo

Hiện nay có rất nhiều trường tiểu học trong và ngoài nước đều ứng dụng phương pháp dạy học tích cực bởi chất lượng và hiệu quả mà những phương pháp đó mang lại. Vậy ứng dụng phương pháp dạy học tích cực ở cấp tiểu học như thế nào và cách thức thực hiện ra sao? Các bạn hãy cùng UPM tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1- Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích cực là gì? 5 phương pháp dạy học tích cực phổ biến  nhất

Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giúp học sinh thể hiện được khả năng tư duy, sáng tạo, sự tích cực và tự giác trong học tập. Tuy nhiên, các phương pháp này cần đảm bảo phù hợp với điều kiện học tập của từng lớp, từng môn học vào khơi gợi được sự hứng thú cho học sinh.

Tích cực học tập là việc chủ động, tích cực trong nhận thức, mong muốn và khát khao được học hỏi, cố gắng dành hết tâm sức, trí lực để có thể tiếp thu kiến thức.

Học sinh tích cực học tập là học sinh luôn hăng hái trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra, chăm chú lắng nghe, đưa ra ý kiến của bản thân trước một vấn đề nào đó, đóng góp ý kiến, chủ động giải thích, bổ sung kiến thức, kỹ năng mới trong học tập, cố gắng hoàn thành hết các bài tập được giao, kiên trì trong học tập ….

Vậy phương pháp học tập tích cực là phương pháp dạy học theo hình thức giúp các em học sinh có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tích cực và chủ động trong việc học, xây dựng bài. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở chủ đề và lấy học sinh làm trung tâm để các em tự giác, tích cực tìm hiểu và hoàn thiện kiến thức. Với phương pháp này đòi hỏi người học cần có sự tự giác, kiên trì, chủ động thì mới mang lại kết quả cao trong học tập.

 ĐỌC THÊM: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực cho trẻ em mầm non

2 – Bản chất của phương pháp dạy học tích cực

2.1 – Học sinh chủ động tham gia xây dựng trong lớp học

Với phương pháp dạy học tích cực, học sinh sẽ trở thành trung tâm, tự giác và chủ động tham gia vào các lớp học. Giáo viên chỉ giữ vai trò khơi gợi vấn đề mà không trực tiếp giải quyết vấn đề. Học sinh sẽ là người tìm hiểu và lý giải những kiến thức đó. 

2.2 – Chú trọng trong việc rèn luyện, nâng cao nhận thức về phương pháp tự học

Phương pháp dạy học tích cực ở cấp tiểu học thường chú trọng và quan tâm đến sự rèn luyện tính tự giác, tự học của học sinh. Bởi chỉ cần giúp các em rèn luyện được thói quen tự học sẽ tạo động lực và tính kiên trì của các em, giúp các em đạt kết quả tốt trong học tập. 

2.3 Phát triển hình thức học tập cá thể, phối hợp và hợp tác, đoàn kết

Lớp học chính là nơi tạo ra sự liên kết chính giữa giáo viên – học sinh và các học sinh với nhau. Bởi vậy khi ứng dụng phương pháp dạy học tích cực, bên cạnh việc giúp các em hình thành thói quen chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức thì các giáo viên cũng cần thường xuyên tổ chức những cuộc thảo luận nhóm, trò chơi tập thể để giúp các em có sự phối hợp với nhau, trình bày ý kiến cá nhân thông qua những cuộc thảo luận nhóm, hỗ trợ lẫn nhau. 

3 – Sự khác nhau giữa phương pháp dạy học tích cực và phương pháp truyền thốngDạy học phát triển năng lực là gì? Các phương pháp dạy học phát triển năng  lực

3.1 – Về bản chất, ý nghĩa

Dạy học truyền thống là quá trình các học sinh tiếp thu, lĩnh hội mọi thông tin mà giáo viên đưa ra. Từ đó, học sinh sẽ tiếp thu các kiến thức, tư tưởng, các kỹ năng trong bài giảng. Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên là người truyền thụ kiến thức cho học sinh và đưa ra những luận điểm, luận cứ, ví dụ để chứng minh những kiến thức đó với học sinh.

Dạy học tích cực: Học sinh là người đóng vai trò chính trong việc tìm kiếm thông tin, tìm hiểu về kiến thức, hình thành lối tư duy … để tự mình phát triển, hiểu biết năng lực của bản thân và giáo viên chỉ là những người hướng dẫn, gợi mở kiến thức cho học sinh.

3.2 – Về nội dung

Dạy học truyền thống: Hầu hết các nội dung bài giảng trên lớp đều từ sách giáo khoa

Dạy học tích cực: Nội dung giảng dạy phong phú hơn bao gồm sách giáo khoa, các dữ liệu giảng dạy của giáo viên, các tình huống thực tế trong cuộc sống … gần gũi với học sinh và phù hợp với nhận thức, điều kiện học tập của các em.

3.3 – Phương pháp giảng dạy

Dạy học truyền thống: Giáo viên sẽ là người diễn giảng, truyền tải bài giảng một chiều trực tiếp đến học sinh. 

Dạy học tích cực: Là phương pháp dạy học khuyến khích sự tương tác, thảo luận, tìm tòi giữa các thành học sinh với nhau và với giáo viên để giải quyết các vấn đề.

3.4 – Hình thức tổ chức

Dạy học truyền thống: Tổ chức trong các lớp học truyền thống

Dạy học tích cực: Hình thức giảng dạy linh hoạt hơn: có thể là trong lớp học, ngoài trời, học theo nhóm, học cá nhân …

3.5 – Mục tiêu hoạt động

Dạy học truyền thống: Cung cấp cho học sinh những kiến thức phục vụ cho việc giải quyết các kỳ thi.

Dạy học tích cực: Giúp hình thành cho học sinh khả năng, cách thức học tập, truyền tải các phương pháp học, rèn luyện những kỹ năng bên cạnh việc học. 

4 – Ứng dụng một số phương pháp dạy học tích cực ở cấp tiểu học

4.1 – Phương pháp vấn đáp

 Đây là phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sẽ là người đưa ra câu hỏi trực tiếp cho học sinh. Học sinh sẽ cùng nhau thảo luận, đưa ra những ý kiến của bản thân để tranh luận với giáo viên, từ đó các em có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, chủ động và ghi nhớ lâu.

Với phương pháp này, giáo viên có thể áp dụng một trong 2 cách thức sau:

Vấn đáp tái hiện: Giáo viên sẽ là người đưa ra các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời dựa trên các kiến thức đã học.

Vấn đáp giải thích: Giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi có thể sử dụng các hình minh họa để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. 

4.2 – Phương pháp nhập vai

Với phương pháp này, giáo viên sẽ cho các em học sinh thực hành về các cách ứng xử thông qua một số những tình huống và học sinh sẽ là người nhập vai vào những tình huống đó.

Cách thức thực hiện

  • Giáo viên sẽ phân lớp thành các nhóm, giao tình huống, quy định rõ ràng về thời gian chuẩn bị, đóng vai

  • Các nhóm sẽ thảo luận để phân tích tình huống đó và phân chia vai diễn cho các thành viên trong nhóm

  • Các nhóm thực hiện đóng vai

  • Giáo viên sẽ đưa ra những ý kiến và phỏng vấn các học sinh đóng vai hoặc các thành viên trong nhóm và cả lớp sẽ thảo luận, đánh giá về cách cư xử, xử lý tình huống của nhân vật.

  • Giáo viên đưa ra kết luận và rút ra bài học cho học sinh. 

4.3 – Phương pháp động não

Phương Pháp Dạy Học Stem Là Gì? Hiểu Đúng Về Giáo Dục STEM

Phương pháp dạy học tích cực này cũng được rất nhiều giáo viên sử dụng để giúp các em nảy sinh ra các ý tưởng, sáng kiến, giả định về vấn đề nào đó.

Cách thức thực hiện

  • Giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi cho cả lớp hoặc các nhóm riêng

  • Giáo viên sẽ khuyến khích để các học sinh đưa ra những ý kiến của mình

  • Liệt kê toàn bộ các ý kiến của học sinh lên bảng 

  • Phân loại các ý kiến và phân tích rõ lý do, cùng học sinh thảo luận sâu về các ý kiến. 

4.4 – Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Phương pháp dạy học tích cực này được ứng dụng ở nhiều các lĩnh vực khác nhau và cũng là một trong các phương pháp tích cực được nhiều trường áp dụng ở cấp bậc tiểu học. Đây là phương pháp học tập mà học sinh sẽ là những người trực tiếp nghiên cứu về một tình huống, vấn đề nào đó trong thực tế và tìm cách phân tích, giải quyết với các thành viên trong nhóm.

Cách thức thực hiện:

  • Xác định trường hợp, tình huống có vấn đề cần giải quyết

  • Tìm kiếm và thu thập các dữ liệu thông tin từ nhiều nguồn

  • Nghiên cứu và đưa ra các phương án giải quyết

  • Bảo vệ phương án đã đưa ra

  • So sánh với những phương án có sẵn và đưa ra kết luận

4.5 Phương pháp khám phá – webquest

Đây là phương pháp dạy học tích cực mới được đưa vào ứng dụng ở cấp bậc tiểu học nhưng cũng được rất nhiều giáo viên đánh giá cao. Với phương pháp này học sinh sẽ tự tìm kiếm các thông tin bài học và tự học, tiếp thu kiến thức nhờ sự hỗ trợ của công nghệ.

Cách thức thực hiện:

  • Giáo viên sẽ chọn và đưa ra các chủ đều có nội dung phù hợp với nhận thức của học sinh, gần gũi với thực tế và có nhiều dữ liệu trên mạng. 

  • Học sinh chủ động tìm kiếm tài liệu học tập

  • Học sinh cần xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt được khi thiết kế

  • Thực hiện thiết kế nội dung thông qua các chỉ dẫn, hỗ trợ từ giáo viên

  • Trình bày website cho giáo viên

  • Giáo viên sẽ đánh giá, sửa chữa cùng học sinh

  • Giáo viên đưa ra ý nghĩa và cùng học sinh rút ra những kinh nghiệm ở lần thực hành sau. 

Như vậy trong bài viết trên UPM đã đưa ra những giải thích và một số những ứng dụng hiệu quả nhất về phương pháp dạy học tích cực ở cấp tiểu học. UPM hy vọng, thông qua những thông tin này các trường học sẽ hiểu thêm về phương pháp dạy học tích cực và áp dụng phương pháp dạy học phù hợp.

ĐỌC THÊM:  Từ A đến Z về nền tảng quản lý và đào tạo trực tuyến

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm đến một phần mềm nhằm hỗ trợ đào tạo, giảng dạy, quản lý trực tuyến thì có thể liên hệ ngay với UPM. UPM là phần mềm với lõi thiết kế được sản xuất từ châu Âu, cùng đầy đủ các tính năng, công cụ để tích hợp, liên kết với các nền tảng khác hay các trang web khi thiết kế bài giảng online, giảng dạy trực tuyến. Thêm vào đó, phần mềm của UPM còn được đánh giá là một trong những phần mềm có khả năng bảo mật tốt nhất hiện nay cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, giàu kinh nghiệm.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phần mềm E-learning của UPM, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng tôi qua:

Facebook: facebook.com/UPM.elearning

Hotline: (+84) 888 22 9382

Email: info@upm.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *