Tìm hiểu về xu hướng công nghệ trong giáo dục hiện đại

Công nghệ giáo dục (Edtech) không còn là lựa chọn mà trở thành thiết yếu trong giáo dục của nhiều quốc gia năm 2021. Khi Covid-19 bùng phát khiến lớp học truyền thống chuyển sang online, nhiều đổi mới mang tính đột phá trong giáo dục được ghi nhận như lớp học trực tuyến, hệ thống quản lý học tập.Nó trở thành một phần trong hệ thống giáo dục tại nhiều quốc gia. Các nhà giáo dục khẳng định Edtech sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự thay đổi của giáo dục.

Trong đó, học trực tuyến sẽ là phương thức bình thường mới hậu Covid-19. Hôm nay, UPM sẽ cùng các bạn tìm hiểu về xu hướng công nghệ trong giáo dục hiện đại trong bài viết này.

1 – Bối cảnh giáo dục và ứng dụng công nghệ trong giáo dục hiện nay

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO dự báo: Công nghệ thông tin (CNTT) sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và toàn diện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao vào đầu thế kỉ XXI. Sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người (“dạy học cho mọi người và mỗi người”, “sự gia tăng tri thức và nhu cầu chia sẻ”, “tập trung hóa kiến thức và dịch chuyển năng lực”, “các yếu tố bền vững, truyền thống và sự hội nhập trong không gian giáo dục”…). Quá trình này dẫn đến sự cần thiết phải nhìn nhận lại giá giá trị và ý nghĩa của việc dạy học (giáo dục nói chung) dưới góc độ mối quan hệ giữa sự phát triển của công nghệ và những thay đổi về bản chất của quá trình thực thi các chương trình giáo dục.

Vấn đề định hướng chiến lược, định vị bản chất thực của giáo dục càng trở nên cấp thiết: cần phải đào tạo, hình thành và phát triển những con người của xã hội, cho xã hội và vì sự phát triển của xã hội. Một hệ thống nội dung thiếu sự gắn kết trực tiếp với đời sống xã hội, quá hàn lâm, kinh viện, bỏ qua những thứ đang hiện hữu trong cuộc sống sẽ là những rào cản trong quá trình đào tạo ra những con người của xã hội hiện nay.    

Báo cáo tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2016 tại Davos với sự tham gia của hơn 2500 nhân vật ảnh hưởng và quyền lực nhất thế giới đã chia sẻ con số đáng suy ngẫm: 65% số người học vẫn học những thứ liên quan đến nghề nghiệp tương lai mà hiện nay đã không còn tồn tại; 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ được chuyển sang tự động hóa trong 2 thập kỷ tới và đến năm 2020, hơn 50% nội dung dạy học trong nhà trường các cấp sẽ không còn hữu dụng trong vòng 5 năm sau đó (Klaus Schwab, 2016).

Những sự thay đổi mang tính thách thức toàn cầu hiện nay đang chịu tác động của 4 nhóm yếu tố: i) tác động xã hội; ii) hành động chiến lược; iii) tài năng và nhân lực lao động; iv) tác động công nghệ (Bersin, Deloitte Consulting LLP, 2018). Cũng trong báo cáo này, Tổ chức Deloitte Consulting đã chỉ rõ 7 nhân tố đột phá (disruptors) sẽ xuất hiện trong tương lai gần, bao gồm: sự xuất hiện của công nghệ khắp mọi nơi; cơn bão dữ liệu; sự đa dạng và thay đổi nhanh chóng của lớp người thế hệ trẻ; sự thay đổi nhanh chóng về bản chất của nghề nghiệp; trí tuệ nhân tạo, máy tính biết nhận thức và robot; tự động hóa trong công việc; và sự bùng nổ đội quân lao động làm công việc ngẫu nhiên (Deloitte Consulting, 2018).

Không phải ngẫu nhiên khi trong lộ trình tìm kiếm những khả năng dung hòa các yêu cầu của xã hội với năng lực đáp ứng của nhà trường, cơ hội học tập được cung cấp và yêu cầu phát triển cá nhân, công nghệ (mà trước hết là công nghệ thông tin -CNTT) luôn được ưu tiên lựa chọn như một giải pháp “đặt cược niềm tin”! Trong bối cảnh hiện nay, các thành tố cấu thành nên một quá trình giáo dục, nền giáo dục cần được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng giữa sự tích lũy, làm giàu và chia sẻ thông tin, kiến thức phục vụ cho các “công dân số” (digital citizen). Do vậy, sự can dự của CNTT là điều tất yếu để giải quyết “nhóm mâu thuẫn chính” ngày càng sâu sắc giữa:

– Sự gia tăng và dịch chuyển dân số, năng lực nghề nghiệp mới, khả năng thích ứng trước sự thay đổi công việc nhanh chóng (với số lượng việc làm mất đi và xuất hiện trong thời gian rất ngắn, tần suất cao)…với quá trình giáo dục cho mọi người, cho mỗi người và học tập suốt đời;

– Sự công bằng trong tiếp cận và nhu cầu đa dạng, không giới hạn về giáo dục, tiếp cận tri thức mới;

– Tính cạnh tranh về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực (công dân số);

– Quá trình sản xuất của cải và “sản sinh” tri thức; những yêu cầu về năng lực mới của người học trong thế kỷ 21 và sự đáp ứng của các thiết chế giáo dục, đào tạo…

Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu…; đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển”. Để phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhất thiết phải đổi mới căn bản các quá trình giáo dục theo hướng ứng dụng các công nghệ mới, phát huy tính tích cực chủ động của người học để nâng cao chất lượng giáo dục. Tinh thần đó đã được gợi mở và thể hiện xuyên suốt 7 quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của trong Nghị quyết TW 8, khóa XI của BCH TƯ Đảng (Nghị quyết 29).

 ĐỌC THÊM: 6 bí kíp luyện thi trực tuyến hiệu quả

2 – Các xu thế công nghệ trong giáo dục hiện nay

Tiếp cận giáo dục, dạy học thông minh được nhắc đến từ những năm đầu thế kỉ XXI và ngày càng được nghiên cứu và phát triển theo các mô hình đa dạng (4C – Kĩ năng thế kỉ 21, CBE – dạy học phát triển năng lực, OBE – dạy học theo tiếp cận đầu ra, dạy học theo mô hình VSK – giá trị, kĩ năng, kiến thức v.v.). Trong đó nhấn mạnh đến sự chuyển đổi từ cách dạy học truyền thống sang một phương thức mới theo tiếp cận công nghệ với các mô hình dạy học phi truyền thống.

Về tổng thể, giáo dục thông minh (SMART Education) được hiểu là “sự tích hợp toàn diện công nghệ, khả năng tiếp cận và kết nối mọi thứ qua Internet bất cứ lúc nào và ở đâu” (Uskov, V., Howlet, R. Jain, L., 2017); cần phải thực hiện đồng bộ, toàn diện mọi mặt dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT, bao gồm: lớp học thông minh (Smart Classroom-SmCl), môi trường thông minh (Smart Environment-SmE), người dạy thông minh (Smart Teacher-SmT), khuôn viên thông minh (Smart Campus-SmC), nhà trường thông minh (Smart School-SmS). Trong các nghiên cứu, việc đánh giá hoạt động giáo dục (nhà trường) thông minh được dựa trên các tiêu chí sau: sự sẵn sàng chấp nhận và thích ứng công nghệ, các chỉ số xác định về ứng dụng công nghệ, mức độ “thông minh” của các tác vụ, hoạt động trong lớp học, nhà trường, trang bị hạ tầng cơ sở vật chất.

Trong mô hình “SMARTER Education” các thành tố được thiết lập theo một hệ thống chỉnh thể, có tác động tương hỗ, thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Với các thành tố bao gồm: 

  • S (self-directed): tự định hướng.

  • M (motivated): tạo động lực.

  • A (adaptive): tính thích ứng cao.

  • R (resources): các nguồn lực, tài nguyên, học liệu mở rộng.

  • T (technology): dựa trên nền tảng công nghệ.

  • E (engagement): khuyến khích sự tham gia.

  • R (relevance): sự phù hợp. 

Mô hình này có thể tác động mạnh vào quá trình giáo dục theo những chiều hướng sau:

– Sự thay đổi trong kỳ vọng của người học và khả năng đáp ứng của các nhà trường (khả năng thích ứng, có việc làm và tự tạo việc làm sau tốt nghiệp; khả năng duy trì và phát triển chuyên môn nghề nghiệp; cơ hội học tập suốt đời…);

– Sự đa dạng hóa các “sản phẩm giáo dục”, quá trình đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục nhờ cơ sở dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi giá trị trong giáo dục; 

– Sự thay đổi trong mối quan hệ, vai trò, vị trí của người dạy và người học trong quá trình dạy học, trong hệ sinh thái giáo dục; 

– Sự thay đổi của môi trường dạy học, khuôn viên học tập với các dạng học liệu đa chức năng;

– Sự thay đổi các mô hình quản lý, điều hành trong giáo dục, dạy học trên nền tảng kĩ thuật số mới.

Về bản chất, với sự trợ giúp của công nghệ mới, giáo dục thông minh cần phải tạo được một phương thức hoàn toàn khác với giáo dục mang tính đại trà, “đồng phục”, hướng đến sự phân hóa, cá thể hóa và cá nhân hóa cao độ. Hệ thống kết nối con người – thông tin – vật thể, máy móc tạo thành một chuỗi liên kết trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi thiết chế giáo dục thành một hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo. Như vậy, thay vì cung cấp kiến thức, nội dung dạy học, “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” theo chương trình cứng nhắc, các nhà trường nên đào tạo kỹ năng (sử dụng thông tin, kiến tạo tri thức và ra quyết định), ươm tạo tài năng, phát triển tầm nhìn cho người học, với mô hình “một người học, đa chương trình, đa khuôn viên”.

Trong bối cảnh đó có thể nhìn nhận giáo dục như là một quá trình công nghệ, sản phẩm công nghệ có thể đóng gói, chuyển giao và như là một quá trình ứng dụng, thẩm thấu các thành tựu của lĩnh vực công nghệ khác.

3 – 4 xu hướng công nghệ trong giáo dục hiện đại

3.1 – Điện toán đám mây

Điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục. Học sinh sẽ không còn phải lo lắng khi lỡ tay xóa hay làm mất tài liệu quan trọng. Các bài tiểu luận, nội dung liên quan đến dự án, lịch học, bài tập có thể được chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn trên đám mây như Google Documents, Onedrive kết hợp với Office 365. Giáo viên cũng có thể dễ dàng giao bài, kiểm tra tiến độ và chấm bài cho hàng chục học sinh chỉ với một vài cú click chuột.

Nhờ việc lưu trữ dữ liệu một cách tập trung, điện toán đám mây cho phép học sinh và giáo viên tăng phạm vi tiếp cận, chia sẻ thông tin mà không tăng chi phí hoặc thêm áp lực thời gian.

3.2 – Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường

Năm 2018, công nghệ mới sẽ cung cấp cho giáo viên các công cụ để nâng cao việc học tập thông qua thực tế ảo VR và thực tế ảo tăng cường AR.

Theo đó, VR sử dụng thiết bị mô phỏng để tác động lên các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, nhằm giảm nhận thức người dùng với môi trường thực xung quanh xuống thấp nhất và đưa họ nhập vai vào không gian ảo.

Còn AR tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thực và thông tin ảo. Thông qua các thiết bị như kính thông minh hay điện thoại thông minh, người dùng vẫn nhìn thấy các sự vật của thế giới thực cùng những thông tin kỹ thuật số tương ứng kèm theo.

Số lượng ứng dụng và nền tảng giảng dạy miễn phí được thiết kế cho giáo dục ảo ngày càng phát triển. Phụ kiện VR cũng có mức giá hợp lý hơn để người dùng có thể tiếp cận dễ dàng. VR và AR sẽ sớm chuyển từ thử nghiệm sang phổ biến trong học tập và giảng dạy.

3.3 – STEAM và STEM

STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Với học sinh từ cấp học mầm non, tiểu học STEM, STEAM giúp các em trải nghiệm nhiều hoạt động thực tế thông qua các bộ môn như GIGO, HANDS ON,… qua đó các em có những kiến thức từ trải nghiệm rất quan trọng góp phần nâng cao năng lực học tập và phát triển các loại trí thông minh đặc trưng của mình.

Với học sinh cấp 3, việc học theo phương pháp STEM còn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức kết hợp với thực hành hay các trò chơi, học sinh sẽ có hứng thú học tập hơn, từ đó, khuyến khích các em có định hướng tốt khi chọn chuyên ngành học đại học.

STEAM được tạo thành từ thuật ngữ “STEM” và “Nghệ thuật – Art”. Giáo dục nghệ thuật giúp phát triển óc sáng tạo, vậy nên đổi mới từ STEM sang STEAM là điều cần thiết cho ngành giáo dục.

3.4 – Học trên thiết bị di động

Ngày nay, nhiều học sinh được trang bị thiết bị di động, nếu biết tận dụng chúng trong học tập sẽ rất hữu ích.

Theo đó, học sinh có thể tải những ứng dụng học tập về điện thoại di động của mình để tự học mọi lúc, mọi nơi; không gian lớp học không giới hạn trong 4 bức tường; nội dung học tập và tương tác giữa giáo viên – học sinh; học sinh – học sinh được thay đổi tích cực. Nhiều hoạt động hợp tác trong các hình thức dạy-học được phát triển, giúp học sinh có có hội trải nghiệm, tiếp nhận kiến thức và kỹ năng thực tế hơn.

Nhiều trang web học trực tuyến cung cấp đầy đủ các nội dung bài học theo chương trình giáo dục hiện hành, ngoài ra còn cung cấp ứng dụng trên nền tảng di động IOS và Android (hocmai, moon, f1s school, edumall, unica,…) cung cấp cho người dùng ngân hàng nghìn bài kiểm tra và bài luyện tập. Giao diện dễ sử dụng giúp học viên tiếp cận bài học nhanh chóng và thuận tiện hơn.

4 – Kết luận 

Những dự báo khả quan về xu hướng phát triển mạnh mẽ các công nghệ vật lí, công nghệ số, sinh học môi trường… của nền công nghiệp 4.0 sẽ là những tiền đề, dữ kiện tốt để các nhà giáo dục định hướng lại và thực thi các quan điểm một cách đúng đắn. Trong bối cảnh đó, các nhà trường, cơ sở giáo dục (hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giáo dục) nói chung, cơ sở đào tạo giáo viên nói riêng cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để khai thác, thích ứng các lợi ích do công nghệ mang lại. 

Sự phát triển của công nghệ trong giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy, mang lại những trải nghiệm mới, sáng tạo cho cả giáo viên, học sinh, thay đổi cách thức dạy và học theo cách truyền thống. Từ bài viết trên UPM rất hy vọng các bạn đọc có thể hiểu thêm nhiều về xu hướng công nghệ trong giáo dục hiện đại.

 ĐỌC THÊM: Từ A đến Z về dịch vụ cung cấp nền tảng học online trực tuyến tốt nhất từ UPM

Ngoài ra, nếu các bạn quan tâm tới một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trực tuyến, cho thuê lớp học để tổ chức lớp học trực tuyến thì có thể liên hệ ngay với UPM. UPM là phần mềm với lõi thiết kế được sản xuất từ châu Âu, cùng đầy đủ các tính năng, công cụ để tích hợp, liên kết với các nền tảng khác hay các trang web khi thiết kế bài giảng online, giảng dạy trực tuyến. Thêm vào đó, phần mềm của UPM còn được đánh giá là một trong những phần mềm có khả năng bảo mật tốt nhất hiện nay cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, giàu kinh nghiệm.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phần mềm E-learning của UPM, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng tôi qua:

  • Facebook: facebook.com/UPM.elearning

  • Hotline: (+84) 888 22 9382

  • Email: info@upm.com.vn

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *