TÌM HIỂU VỀ 12 GIÁ TRỊ SỐNG CỦA UNESCO

Sự kiện sắp tới của UPM kết hợp cùng cô Nguyễn Minh Ngọc với chủ đề đưa giá trị sống vào trong lớp học. Nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa biết hoặc chỉ có cái nhìn mơ hồ trong việc hiểu cụ thể về những giá trị sống ấy.

Để giúp các bạn chuẩn bị hành trang trong hành trình tham gia sự kiện của cô Minh Ngọc hãy cùng UPM đi tìm hiểu về 12 giá trị đó trong bài viết dưới đây.

► Đọc thêm: Hội thảo | hành trình đưa giá trị sống vào lớp học

1 – HÒA BÌNH

Hòa bình là nét đặc trưng nổi bật của một “xã hội văn minh”, là niềm mơ ước của biết bao thế hệ con người về một trạng thái tinh thần bình an, một cuộc sống hạnh phúc không có chiến tranh, không có bạo lực, mọi người đều yêu thương nhau.

Hòa bình được hình thành từ mỗi cá nhân thông qua sự suy ngẫm về ý nghĩa thật sự của hòa bình. Mỗi người, mỗi dân tộc lại có những cách thức và sáng tạo khác nhau để hiểu biết, cảm thông và chia sẻ với nhau để hướng đến tình bạn, tình hợp tác.

Hòa bình bao gồm các tư tưởng, tình cảm, ước muốn và hành động trong sáng. Để giữ được hòa bình chúng ta cần có được tri thức, tình cảm, lòng quyết tâm và sức mạnh.

2 – TÔN TRỌNG4 kiểu tôn trọng ai cũng nên có - VnExpress Đời sống

Mỗi con người đều có quyền được tôn trọng, được sống trong sự tôn trọng và nhân phẩm. Tôn trọng là nền tảng của sự tự tin. Khi chúng ta tôn trọng bản thân thì sẽ dễ dàng tôn trọng người khác. Những ai biết tôn trọng thì sẽ luôn được tôn trọng.

3 – TÌNH YÊU THƯƠNG

Thế giới sẽ trở nên tốt đẹp nhờ có tình yêu thương. Tình yêu thương là quy luật tự nhiên được hình thành trong tình cảm con người. Bản chất con người đều có sự yêu thương. Tình yêu ấy được dành cho đất nước, cho chân lý, sự công bằng, đạo đức, cho con người, cho thiên nhiên.

Tình yêu thương không đơn giản chỉ là sự thèm muốn, say mê hay những đòi hỏi về dục vọng mà đó là ý thức về sự quên mình. Tình yêu thương luôn hướng về tất cả mọi người, không giới hạn hay thiên vị.

Luật pháp cũng được xây dựng trên sự yêu thương, sự rung cảm của trái tim, của tâm hồn. Nếu trái tim của mỗi chúng ta trống rỗng, không có tình cảm thì không có bất cứ luật pháp hay tư tưởng chính trị nào lấp đầy được nó.

4 – KHOAN DUNG

Nghị luận về lòng khoan dung siêu hay (23 mẫu + Sơ đồ tư duy)

Hòa bình là mục đích là ước muốn còn khoan dùng chính là phương pháp để đạt tới hòa bình. Khoan dung là sự cởi mở, sự chấp nhận những gì khác biệt, chấp nhận cá tính và sự đa dạng của từng cá nhân, dân tộc khác. Khoan dung sẽ giúp chúng ta loại bỏ được những ác cảm với con người, văn hóa, chủng tộc, tôn giáo…

Khoan dung chính là sự tôn trọng thông qua sự hiểu biết lẫn nhau. Nguyên nhân gây ra việc không khoan dung là sự sợ hãi và sự thiếu hiểu biết. Nền tảng của sự khoan dung chính là tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc người khác và lòng trắc ẩn.

5 – TRUNG THỰC

Trung thực là sự luôn luôn tôn trọng sự thực. Trong mọi hoàn cảnh, suy nghĩ, nhân thức, lời nói và việc làm, người trung thực đều tuân theo lẽ phải, theo những giá trị đúng đắn, không đạo đức giả hay giả tạo.

Khi trung thực, chúng ta sẽ cảm thấy mọi việc đều trở nên dễ dàng, sáng tỏ, minh bạch. Trung thực cũng dễ dàng tạo nên sự hài hòa và tin cậy lẫn nhau.

6 – KHIÊM TỐN

Khiêm tốn là một giá trị, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mình, cho phép chúng ta lớn lên cùng với những phẩm giá chính trực mà không cần đến sự thể hiện bên ngoài. Khiêm tốn vừa thể hiện được sự tôn trọng cộng đồng cũng chính là sự tôn trọng đến người khác.

Khi khiêm tốn chúng ta sẽ không chủ quan hay coi thường người khác, chúng ta sẽ nhận được sự thật và duy trì bản chất sức mạnh bên trong.

Khiêm tốn không hề làm chúng ta giảm đị giá trị bản thân mà còn trở nên tuyệt vời hơn trong mắt người khác.

7 – HỢP TÁC

Sư hợp tác tồn tại khi mọi người cũng làm việc cho một mục đích chung. Hợp tác cũng sẽ tạo nên sự liên kết tốt đẹp và tình cảm trong sáng, có lợi ích cho công việc. Chúng ta cùng hợp tác để tạo nên sự liên kết tốt đẹp và tình cảm trong sáng, có lợi cho công việc. Trong lúc hợp tác cũng sẽ bổ sung cho nhau những ý tưởng, những sự sáng tạo để tạo nên hiệu quả công việc.

Việc hợp tác luôn đòi hỏi sự công nhận những giá trị đóng góp và thái độ tích cực của mỗi người.Nguyên tắc quản lý cao nhất của sự hợp tác là tôn trọng lẫn nhau. Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự hợp tác. Người nào hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ tạo nên một nền tảng cho sự hợp tác.

8 – HẠNH PHÚC20 việc có thể mang lại hạnh phúc - VnExpress Đời sống

Hạnh phúc là trạng thái đặc biệt của tâm hồn trong đó chúng ta luôn cảm thấy thỏa mãn với sự bình yên, không có rối loạn và bạo lực. Chúng ta luôn nhận được những lời nói và cử chỉ tốt lành và luôn hài lòng với bản thân và với những người xung quanh.

Hạnh phúc không thể mua, bán hay mặc cả. Hạnh phúc sẽ đến khi chúng ta nhận ra, đấu tranh để hướng tới nó. Khi có tình yêu và sự yên ổn của tâm hồn, hạnh phúc sẽ đến, hãy trao gửi và đón nhận nó. Hạnh phúc chân chính chỉ đến với mỗi cá nhân khi chúng ta cũng hướng tới hạnh phúc của những người khác, mong muốn tốt lành cho tất cả mọi người và xây dựng nên một thế giới hạnh phúc hơn.

9 – TRÁCH NHIỆM

Trách nhiệm là thực hiện phần đóng góp của mình, chấp nhận những đòi hỏi và thực hiện nhiệm vụ với khả năng tốt nhất. Một người có trách nhiệm luôn luôn thực hiện bổn phận bằng cách trung thành với mục tiêu.

Khi một người có trách nhiệm, họ bằng lòng với những khó khăn, gian khổ, đóng góp công sức của mình một cách ý thức và trung thực. Một người có trách nhiệm cũng biết thế nào là công bằng, có trách nhiệm cũng có nghĩa là có quyền lợi và ngược lại. Bởi vậy, trách nhiệm không chỉ có nghĩa là những sự ràng buộc, mà còn là những gì cho phép ta đạt được những điều mình muốn.

10 – GIẢN DỊSống giản dị là gì? Lợi ích, biểu hiện của người sống giản dị - Vua Nệm

Giản dị là những gì diễn ra một cách tự nhiên, không màu mè. Bởi vậy, giản dị là đẹp, là sống đúng với bản chất và không làm mọi thứ phức tạp lên. Giản dị là việc cảm nhận được những điều dù nhỏ bé nhưng lại là quý báu là việc vui hưởng một tâm hồn và trí tuệ mộc mạc, chất phác.

Giản dị luôn kêu gọi bản năng, trực giác và khả năng nhìn thấu bản chất sự việc để tạo ra những suy nghĩ tinh túy và cảm xúc chân thực. Bởi vậy nó là sự cảm nhận vẻ đẹp bên trong và những giá trị của tất cả mọi người. Nó cũng mang lại sự chân thực trong các mối quan hệ..

Giản dị dạy chúng ta về sự tiết kiệm, sử dụng nguồn lực hợp lý vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Giản dị là người tiên phong cho sự phát triển bền vững. Giản dị cũng kêu gọi mọi người suy nghĩ lại những giá trị của mình.

11 – TỰ DO

Tự do là những nhận thức và hành vi phù hợp với các quyền và nghĩa vụ. Nó không phải là không có giới hạn, không phải là được phép làm tất cả những gì mình muốn. Những hành vi xâm phạm các quyền của một hay nhiều người để có tự do cho bản thân, gia đình chỉ là sự lạm dụng tự do. Tự do còn có nghĩa là được giải phóng khỏi những lầm lẫn trong trí tuệ và trái tim.

12 – ÐOÀN KẾT

Đoàn kết là sự hài hòa bên trong và giữa các cá nhân với nhau trong một nhóm hay một cộng đồng. Sự đoàn kết bắt nguồn từ tinh thần bình đẳng và thống nhất, ở đó tất cả mọi người đều được tôn trọng.

Đoàn kết được xây dựng trên cơ sở sự thống nhất chung về mục tiêu, tầm nhìn, hoặc một sự nghiệp chung. Đoàn kết  tạo thành sức mạnh để thực hiện những nhiệm vụ chung, là cơ sở để hợp tác, nâng cao sự nhiệt tình đối với công việc và làm cho bầu không khí chung trở nên thống nhất. Việc thiếu tôn trọng đoàn kết là nguyên nhân dẫn tới thất bại.

Trong bài viết trên UPM đã đưa các bạn đi tìm hiểu về 12 giá trị sống của UNESCO. Hành trang đã đủ, kiến thức đã trau dồi, giờ là lúc chuẩn bị tham gia hội thảo cùng UPM và cô Nguyễn Minh Ngọc thôi.

Hội thảo “Đưa giá trị sống vào trong lớp học” của cô Nguyễn Minh Ngọc được tài trợ bởi UPM sẽ diễn ra vào hai ngày duy nhất là ngày 6 và 7 tháng 11 năm 2020 tại Đà Lạt.

Bài viết có tham khảo của Văn hiến Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *