Làm sao để xây dựng kế hoạch quản lý lớp học hiệu quả?

Môi trường học tập tốt cần có rất nhiều yếu tố quan trọng đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch quản lý lớp học. Việc thiết lập tốt lớp học là yếu tố tiên quyết để học sinh có được môi trường học tập nghiêm túc, chủ động. Bên cạnh đó, giáo viên cần có những biện pháp cụ thể để thực hiện điều này.

 

Quản lý lớp học có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, hôm nay UPM sẽ giới thiệu cho các bạn 10 cách xây dựng kế hoạch quản lý lớp học hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

1 – Quản lý lớp học bằng nội quy

Xây dựng nội quy để lấy đó làm chuẩn mực cho các hành vi xử sự trong lớp. Mỗi lớp học đều cần có nội quy riêng và hãy đảm bảo tất cả các học sinh hiểu được nội quy đó. Xây dựng nội quy cũng cần đảm bảo các nguyên tắc để học sinh có được môi trường lành mạnh, an toàn để học tập, không bị áp lực bởi nội quy quá hà khắc. 

 ĐỌC THÊM: Làm sao để đánh giá các hoạt động nhóm trong trường học

2 – Quản lý lớp học hiệu quả bằng thưởng phạt 

Áp dụng các hình thức thưởng để khuyến khích học sinh là một cách hay mà giáo viên vẫn thường sử dụng trong quản lý lớp học. Các phần thưởng sẽ khiến trẻ trở nên hưng phấn hơn khi bắt đầu một nhiệm vụ trong lớp. Với các hành vi sai trái, giáo viên cũng cần đưa ra các hình phạt để răn đe, giáo dục học sinh không tái phạm. Điều này sẽ giúp duy trì nội quy lớp học tốt hơn.

3 – Công bằng giữa các học sinh

Công bằng là yếu tố cần thiết để học sinh cảm thấy được tôn trọng và tạo được không khí hòa bình trong lớp học. Học sinh nào cũng muốn thầy cô quan tâm, tuy nhiên việc thể hiện tình cảm với từng cá nhân học sinh cũng cần giáo viên phải khéo léo để những học sinh khác không cảm thấy tổn thương, không ganh tị lẫn nhau trong lớp học. 

4 – Phát triển mối quan hệ làm việc có hiệu quả với học sinh

Yếu tố quan trọng nhất trong quản lý lớp học là mối quan hệ với người học. Những mối quan hệ đó được củng cố, ví dụ như việc gọi tên học sinh trả lời bài trong lớp học và tích cực khen thưởng học sinh đó. Những mối quan hệ này được củng cố khi giáo viên dành thời gian cá nhân với mỗi học sinh, sinh viên để hiểu và sử dụng nó để tạo ra các cơ hội học tập cho từng cá nhân.

5 – Lắng nghe và thấu hiểu học sinh của mình

Lắng nghe và thấu hiểu là hai yếu tố quan trọng để duy trì trật tự lớp học. Cá nhân từng học sinh sẽ có những nét tính cách riêng biệt, yêu cầu cần phải có cách tiếp cận và giải quyết khác nhau. Hiểu được từng cá nhân suy nghĩ thế nào sẽ là điều kiện để giáo viên gần gũi học sinh của mình hơn. Thêm vào đó, rất nhiều học sinh trở nên quậy phá, hung hăng khi bị áp đặt hoặc không được bày tỏ quan điểm. Vì thế, hãy chắc chắn rằng giáo viên đã quan tâm và để cho trẻ được nói trước khi phân xử bất kỳ hành vi nào.

6 – Thay đổi phương pháp dạy học thường xuyên

Phương pháp dạy học nhàm chán, đi theo lối mòn cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến học sinh làm việc riêng, nói chuyện, giảm chú ý,… trong giờ học. Hãy thay đổi điều này bằng cách lựa chọn phương pháp dạy học kiểu mới, lấy học sinh làm trung tâm. Hãy khiến học sinh luôn bận rộn với các câu hỏi và nhiệm vụ thú vị để không còn thời gian vi phạm nội quy lớp học. Sự “khó lường” trong cách truyền tải bài học sẽ làm học sinh hứng thú tham gia vào lớp học hơn nhiều lần.

7 – Kiểm soát và tận dụng thời gian

Giáo viên quản lý lớp học hiệu quả phải luôn chuẩn bị sẵn các loại tài liệu và biết cách chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác mà không lãng phí thời gian. Một điều giáo viên có thể làm để tăng hiệu suất học tập của học sinh là tăng thời gian dành cho việc học tập. Thời gian lãng phí thường ở các hoạt động như: thông báo, triệu tập đến văn phòng, nghỉ ngơi, đặt lịch làm việc, họp lớp, thuyết trình đặc biệt, lễ trao giải, lễ kỷ niệm, và vô số những thứ khác.

Một số gián đoạn và thời gian chết trong lớp học là điều không thể tránh được, nhưng thành công trong quản lý lớp học cũng bao gồm quản lý thời gian, và tận dụng nó để tạo lợi thế tốt nhất cho giáo viên. Trong Teach Like a Champion, tác giả Doug Lemov đã chứng minh hiệu quả cách sử dụng các quy trình để giảm thiểu thời gian lãng phí trong một số hoạt động như giao bài tập. Ông gợi ý các thói quen để học sinh có thể nhanh chóng trả lời và đặt câu hỏi.

8 – Dự đoán hành vi của học sinh trong các kế hoạch giảng dạy

Việc định hướng hành vi, sở thích và sự quan tâm của học sinh vào các nội dung học tập hiệu quả đòi hỏi phải có kế hoạch rõ ràng. Thứ nhất, tập trung vào việc làm thế nào học sinh có thể chứng minh rằng họ hiểu và đã đạt được mục tiêu bài học, việc lập kế hoạch giảng dạy nên giúp học sinh đặt ra câu hỏi và trả lời những câu hỏi của chính họ. Đưa ra những vấn đề như vậy có thể là khó khăn, nhưng nếu chúng ta tư duy sâu hơn một chút, giáo viên có thể kết hợp các loại câu hỏi này vào kế hoạch bài học. Cuối cùng, việc bổ sung các vấn đề về quản lý kỷ luật tốt cũng góp phần tạo nên một kế hoạch bài học tốt.

9 – Thiết lập tiêu chuẩn hành vi

Các tiêu chuẩn này nên khuyến khích các hành vi thúc đẩy việc học, cũng như loại bỏ các hành vi cản trở việc học. Chúng không nên quá chi tiết để liệt kê mọi hành vi và hậu quả tương ứng cho việc không tuân thủ, nhưng chúng nên đạt được những điểm cơ bản về sự tôn trọng, giao tiếp và chuẩn bị sẵn sàng để học hỏi. Các tiêu chuẩn cũng nên tương tác với bốn thành phần khác, đặc biệt là dạy cho sinh viên về quá trình học tập diễn ra trong lớp học.

10 – Tác động của phụ huynh học sinh 

Luôn luôn coi trọng giáo dục từ hai phía: nhà trường và gia đình, phụ huynh để hiểu được tính cách của cá nhân học sinh đồng thời là những người mong muốn học sinh hoàn thiện nhất, vì thế hãy cùng phụ huynh trao đổi và tìm ra cách quản lý học sinh phù hợp. Giáo viên nên khuyến khích phụ huynh dành lời khen cho sự tiến bộ của con ở nhà để học sinh luôn cảm nhận được sự ghi nhận của bố mẹ cho những cố gắng của mình. 

Việc thiết lập một kế hoạch quản lý lớp học hiệu quả phải bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên, nhưng nó không kết thúc ở đó. Trong suốt năm, chúng ta phải nhất quán và kiên trì trong việc phát triển các mối quan hệ, theo dõi và củng cố các hành vi tốt, tôn trọng thời gian của học sinh, thỏa mãn các hành vi và nhu cầu của học sinh trong các kế hoạch bài học và tuân thủ các tiêu chuẩn cao và nghiêm túc về mặt học thuật. Chúng ta cũng cần phải linh hoạt và điều chỉnh khi những vấn đề phức tạp xảy đến để bổ sung và hoàn thiện kế hoạch quản lý lớp học của mình. UPM chúc các bạn thành công với cách xây dựng quản lý lớp học của mình.

 ĐỌC THÊM: Từ A đến Z về dịch vụ cung cấp nền tảng học online trực tuyến tốt nhất từ UPM 

Ngoài ra, nếu các bạn quan tâm tới một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trực tuyến thì có thể liên hệ ngay với UPM. UPM là phần mềm với lõi thiết kế được sản xuất từ châu Âu, cùng đầy đủ các tính năng, công cụ để tích hợp, liên kết với các nền tảng khác hay các trang web khi thiết kế bài giảng online, giảng dạy trực tuyến. Thêm vào đó, phần mềm của UPM còn được đánh giá là một trong những phần mềm có khả năng bảo mật tốt nhất hiện nay cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, giàu kinh nghiệm.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phần mềm E-learning của UPM, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng tôi qua:

  • Facebook: facebook.com/UPM.elearning

  • Hotline: (+84) 888 22 9382

  • Email: info@upm.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *