Hướng dẫn ứng dụng phương pháp dạy học tích cực với trẻ em mầm non

Trẻ em mầm non chưa phát triển hoàn thiện trong suy nghĩ và hành vi bởi vậy các phương pháp dạy học cần đảm bảo tính khoa học, chính xác. Việc lựa chọn phương pháp dạy học tích cực với trẻ em mầm non sẽ mang đến cho các em những cách thức tư duy mới để các bé có thể phát triển toàn diện nhất.

Trong bài viết dưới đây UPM sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu về cách ứng dụng phương pháp dạy học tích cực với trẻ em mầm non như thế nào là hợp lý nhất.

 

1 – Phương pháp dạy học tích cực cho trẻ em mầm non

Hiện nay có rất nhiều giáo viên tại các trường học mầm non áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho các bé và mang tới hiệu quả cao. Phương pháp dạy học tích cực được hiểu là phương pháp dạy học dựa trên sự tương tác giữa thầy cô và trò. Với phương pháp này, các giáo viên sẽ khuyến khích trẻ chủ động và tích cực tham gia việc học. Tuy nhiên để ứng dụng phương pháp dạy học tích cực thành công đòi hỏi giáo viên phải là người sáng tạo, luôn chủ động tìm tòi những cách thức truyền đạt kiến thức thu hút sự chú ý của học viên.

 ĐỌC THÊM: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực cho học sinh THCS, THPT

2 – Mục đích của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non

Mục đích chính của việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực cho trẻ em mầm non chính là tạo động lực, kích thích sự hợp tác chủ động giữa học sinh và mầm non. 

  • Học sinh sẽ đóng vai trò trung tâm, là người tiếp nhận kiến thức và giáo viên chỉ là người gợi mở và định hướng cách tư duy cho các bé mầm non.

  • Cả giáo viên và các em học sinh cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập

  • Giúp giáo viên có thể phát hiện được tiềm năng sáng tạo, cách tư duy của từng học sinh trong lớp

  • Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp giáo viên và học sinh được hòa nhập với hệ thống tri thức toàn cầu

3 – Ưu điểm khi ứng dụng phương pháp dạy học tích cực ở trường mầm non

  • Giúp các em học sinh phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập 

  • Giúp các bé hình thành thói quen học tập tốt: tự học, chủ động thể hiện ý kiến cá nhân

  • Các bé phát huy tinh thần hợp tác đoàn kết trong các giờ học làm việc nhóm

  • Các cô giáo cũng có thể phát huy được hết tính sáng tạo, năng lực của bản thân

4 – Hướng dẫn ứng dụng phương pháp dạy học tích cực với trẻ em mầm non

4.1 – Phương pháp làm việc nhóm

Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực được nhiều giáo viên ứng dụng vào lớp học bởi hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại. Hoạt động nhóm sẽ giúp các bé xây dựng được tinh thần đoàn kết và thể hiện ý kiến cá nhân. Bên cạnh đó, các bé mầm non được thảo luận, phản biện sẽ thu hút sự hứng khởi và gây tò mò ở trẻ.

Cách thức thực hiện:

  • Các giáo viên chia lớp học thành các nhóm 

  • Các nhóm có thể cùng thảo luận về một chủ đề hoặc những chủ đề khác nhau

  • Giáo viên quy định thời gian thảo luận cho các nhóm và bầu trưởng nhóm 

  • Hình thức trình bày có thể là các hoạt động vẽ, hát, đóng kịch … tạo hứng thú cho các bé

4.2 – Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Với phương pháp dạy học này, các bé cần thực hiện theo đúng thứ tự sau:

  • Xác định tình huống hoặc vấn đề cần giải quyết 

  • Thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề, tình huống đó

  • Liệt kê tất cả các phương pháp giải quyết phù hợp cho các tình huống đó

  • Phân tích các cách giải quyết

  • Đánh giá từng phương hướng giải quyết của các bé

  • Các giáo viên cần đánh giá các phương án của bé theo phương hướng uyển chuyển, nhẹ nhàng

  • So sánh kết quả giữa các cách giải quyết 

  • Thực hiện theo phương pháp tối ưu nhất

  • Giáo viên giải thích và đưa ra bài học kinh nghiệm cho các bé

4.3 – Phương pháp đóng vai

Đây là phương pháp dạy học tích cực nhận được nhiều sự hứng thú từ trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên khi ứng dụng phương pháp này các giáo viên cần chú ý không nên quá sa đà vào phần đóng vai chính mà quên đi mục tiêu của bài học. Điều quan trọng đó là khi kết thúc phương pháp này, các bé cần có sự liên tưởng đến kiến thức để tham gia thảo luận.

4.4 – Phương pháp sử dụng các trò chơi

Với việc sử dụng các trò chơi sẽ giúp trẻ kích thích sự tò mò và hứng thú đối với bài học của giáo viên. Giáo viên cũng nên chú trọng và lựa chọn trò chơi phù hợp với chủ đề của bài học, độ tuổi của các bé và đặc điểm lớp học.

Các cô giáo nên khuyến khích tất cả các học sinh cùng tham gia và trò chơi cũng cần vui vẻ, thoải mái và tạo hứng thú cho các bé khi tham gia. 

4.5 – Phương pháp dạy học khám phá

Cách thức thực hiện

  • Giáo viên cần chọn nội dung phù hợp với độ tuổi, trình độ của bé

  • Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ, đồ chơi phù hợp với việc tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ

  • Có thể để các bé tham gia theo nhóm hoặc từng cá nhân phụ thuộc vào nội dung khám phá

  • Khuyến khích các bé cách tự tìm tòi, khám phá và đưa ra các ý kiến riêng

  • Giáo viên cần đưa ra nhận xét cho các phương án giải quyết

  • Cuối buổi giáo viên cần đưa ra những bài học kinh nghiệm giúp trẻ điều chỉnh những vấn đề ở các tình huống khác

 

4.6 – Ứng dụng phương pháp dạy học trải nghiệm

Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực này cho trẻ mầm non giáo viên cần chú ý giúp các bé thực hiện đủ 4 bước: quan sát, suy nghĩ, cảm nhận và hành động

Phương pháp này sẽ giúp các bé kết hợp và rèn luyện cả thể chất và cách tư duy, sáng tạo trong học tập. Các bé không chỉ quan sát mà cần sử dụng kiến thức để thể hiện suy nghĩ, cách ứng xử của bản thân. Bởi vậy, phương pháp dạy học tích cực trải nghiệm rất có ích và tác động trực tiếp đến cuộc sống, cách cư xử, xử lý tình huống hàng ngày của bé

4.7 – Phương pháp khích lệ trẻ tư duy

Giáo viên cần chủ động khuyến khích trẻ suy nghĩ và tự tìm ra câu trả lời. Giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi từ dễ đến khó để hình thành phản xạ cho bé.

Tất cả các ý kiến mà các bé đưa ra dù đúng hay sai cũng cần được thừa nhận và khích lệ. Giáo viên không nên phê phán hay khen thưởng quá nhiều cho các bé mà nên sử dụng lời khen đúng lúc, đúng chỗ, vừa phải và cũng cần chỉ ra và sửa đổi lỗi sai với thái độ ôn hòa để các bé hiểu.

4.8 Phương pháp dạy học tích cực theo dự án

Cách thức thực hiện:

Giai đoạn 1: Kích thích sự hứng thú từ trẻ để xác định kiến thức hiểu biết và từ đó tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với trẻ

Giai đoạn 2: Thực hiện các hoạt động khám phá bằng cách để trẻ tiếp cận với những kiến thức mới qua nhiều hình thức như đọc sách, xem video, trò chuyện….

Giai đoạn 3: Giáo viên đánh giá kết quả học tập của các bé và rút ra kinh nghiệm bài học cho bé.

Như vậy, trong bài viết trên, UPM đã giới thiệu đến các bạn về khái niệm, mục đích và một số những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với trẻ em mầm non. UPM hy vọng những kiến thức đó sẽ giúp nhà trường, các giáo viên mầm non tìm ra và ứng dụng hiệu quả phương pháp dạy học tích cực.

 ĐỌC THÊM: Từ A đến Z về nền tảng quản lý và đào tạo trực tuyến của UPM

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm đến một phần mềm nhằm hỗ trợ đào tạo, giảng dạy, quản lý trực tuyến thì có thể liên hệ ngay với UPM. UPM là phần mềm với lõi thiết kế được sản xuất từ châu Âu, cùng đầy đủ các tính năng, công cụ để tích hợp, liên kết với các nền tảng khác hay các trang web khi thiết kế bài giảng online, giảng dạy trực tuyến. Thêm vào đó, phần mềm của UPM còn được đánh giá là một trong những phần mềm có khả năng bảo mật tốt nhất hiện nay cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, giàu kinh nghiệm.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phần mềm E-learning của UPM, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng tôi qua:

Facebook: facebook.com/UPM.elearning

Hotline: (+84) 888 22 9382

Email: info@upm.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *