Điều gì tạo nên một môi trường học tập tốt?

Môi trường học tập là một yếu tố quyết định đến sự phát triển về mặt trí tuệ và thể chất của trẻ nhưng nó không tự có sẵn mà cần giáo viên xây dựng, phát triển và duy trì nó, việc xây dựng môi trường học tập tốt sẽ hỗ trợ việc học cho các em học sinh.

Bài viết sau đây UPM sẽ chia sẻ những kiến thức xung quanh vấn đề môi trường học tập tốt để các bạn cùng tham khảo.

1 – Môi trường học tập là gì?

Môi trường học tập là những tác động kích thích học tập từ bên trong và cả bên ngoài. Môi trường học tập góp phần quyết định cho sự tập trung vào trọng tâm, vào học tập. Cải thiện cơ sở vật chất, trang bị hoàn thiện môi trường học tập giúp thoải mái vui vẻ, tạo nhiều hứng thú cho học tập. Môi trường học tập là tập hợp của âm thanh xung quanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án, phương pháp giảng dạy,… các yếu tố này sẽ góp phần làm cho môi trường học tập thân thiện hơn, hoặc cũng có thể làm xấu đi.

 ĐỌC THÊM: 3 loại môi trường học tập mà giáo viên cần quan tâm

2 – Những yếu tố tạo nên một môi trường học tập tốt

2.1 – Xem trọng học sinh

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN MỘT MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TỐT

Một điều cơ bản trong môi trường học tập tốt cần phải có là các em học sinh được giáo viên xem trọng. Giáo viên phải xem trọng những kiến thức hiện có, sự đóng góp ý kiến, khả năng học hỏi tích lũy, thay đổi bản thân của học sinh, hiểu và tôn trọng giá trị của người khác là dấu hiệu của việc tạo lập một môi trường học tập hiệu quả và cần phải được thực hiện thông qua hành động của chính giáo viên, qua các điều kiện tạo ra trong quá trình giảng dạy chứ không chỉ đơn thuần là thể hiện qua lời nói. Cụ thể hơn, các bạn giáo viên đều phải chú ý lắng nghe, quan tâm đến người học, cố gắng hiểu hết tất cả những gì học sinh muốn chia sẻ và từ đó tìm cách hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất.

2.2 – Được chia sẻ kinh nghiệm 

Hãy tạo điều kiện cho học sinh được học trong một môi trường thân thiện, cởi mở, có thể chia sẻ những “kinh nghiệm bản thân” trong quá khứ, tuy nhiên chia sẻ ở đây không có nghĩa là suốt cả buổi học kể chuyện không có kết thúc cũng như kết luận. Việc chia sẻ ở đây sẽ liên quan đến những mục tiêu học tập cụ thể. Mục đích của việc chia sẻ là để tăng khả năng tư duy phân tích cũng như thách thức bản thân với những ý tưởng, hành vi mới, quá trình chia sẻ không chỉ đơn thuần giữa người học với nhau.

2.3 – Sự cởi mởNhững đặc điểm cần có của một môi trường học tập hiệu quả

Một nguyên tắc trong môi trường học tập bắt buộc phải có đó là sự cởi mở. Cởi mở với chính bản thân mình, cởi mở với những bạn học sinh khác, cởi mở để học, cởi mở để có thể đặt ra những câu hỏi thắc mắc, cởi mở để xem xét và quan sát, cần tạo điều kiện để cả học sinh và giáo viên luôn cởi mở trong suy nghĩ, trong cảm xúc, trong lời nói và cả trong hành động, cởi mở với chính mình trong không gian riêng tư của mình, cởi mở với mình khi có sự có mặt của người khác và cởi mở với người khác trước mặt của họ. Điều này thật sự rất cần thiết bởi vì việc học là cả một quá trình bản thân phải tự suy nghĩ về chính mình, về những người xung quanh và cả về cuộc sống thực tại. Ví dụ như trong một buổi học ngoại khóa về vấn đề bạo lực phụ nữ có sự tham gia của những người từng trải, nhất thiết phải có một môi trường cởi mở để cả khách mời và học sinh có thể thoải mái chia sẻ những điều khó nói nhất với nhau.

2.4 – Tính thách thức

Một đặc trưng nữa của môi trường học tập là phải tạo được sự thử thách cho học sinh. Giáo viên phải gợi mở, tạo được sự hứng thú cho học sinh cũng như đưa ra những thách thức nhất định. Môi trường học tập không phải là một môi trường bị động, không phải là nơi làm công việc riêng tư mà đây chính là môi trường để học sinh có thể đặt câu hỏi, đưa ra các yêu cầu cho giáo viên. Nhiệm vụ của giáo viên là phải kích thích người học tìm tòi, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, biết vượt qua giới hạn khả năng hiện tại của bản thân, sử dụng những tiềm năng, khả năng bản thân mình có, giải phóng bản thân, nhận ra được những khả năng mới của mình.

 2.5 – Hỗ trợ

Một đặc điểm quan trọng không kém cần có ở môi trường học tập đó là sự hỗ trợ. Hỗ trợ ở đây có thể hiểu là hỗ trợ về mặt tinh thần, hỗ trợ về mặt trí tuệ. Giáo viên có thể tạo điều kiện cho người học hỗ trợ lẫn nhau cũng như hướng dẫn và hỗ trợ người học. Hỗ trợ phải được thực hiện bằng hành động chứ không phải bằng lời nói và được duy trì ở cả trong và ngoài giờ học. Giáo viên cần kêu gọi các em học sinh của mình hỗ trợ lẫn nhau.

2.6 – Ý kiến phản hồiNhững đặc điểm cần có của một môi trường học tập hiệu quả

Và cuối cùng môi trường học tập phải tạo điều kiện cho các em học sinh được đóng góp ý kiến phản hồi. Việc đóng góp ý kiến sẽ tạo ra một môi trường học tập thoải mái giúp quan hệ giữa học sinh và giáo viên trở nên gần gũi, cởi mở hơn. Như vậy mới có thể tạo ra một môi trường học tập tốt.

3 – Cách tạo cho bản thân một môi trường học tập hiệu quả

3.1 – Tạo ra khu vực học tập hiệu quả

Hãy tạo cho bản thân một góc học tập thật ấn tượng làm sao cho bạn có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm những dụng cụ học tập phục vụ cho môn học của mình. Khu vực gần cửa sổ sẽ là nơi lựa chọn lý tưởng cho các bạn.Tại đây thường có đầy đủ ánh sáng tự nhiên cũng như có những luồng gió mát rượi tạo cảm giác thoải mái lúc học bài. Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi thì bạn có thể ngồi ngắm cảnh vật bên ngoài cửa sổ, điều này giúp bạn thư giãn và xả hơi nhanh chóng.

Sử dụng những đồ vật trang trí trong phòng học dễ thương cùng những gam màu bạn yêu thích sẽ làm cho không gian học của bạn trở nên sinh động và bắt mắt đồng thời giúp cho khả năng sáng tạo của các bạn được bay cao bay xa. Tư tưởng của bạn cũng trở nên tốt hơn, thông thoáng hơn. Vì thế thì bạn còn chần chờ gì nữa mà không tạo cho mình môi trường học tập tốt hơn.

3.2 – Áp dụng cách học hiệu quả

Hầu như chúng ta đều có suy nghĩ rằng cứ chăm chỉ học nhiều là sẽ tốt, nhưng nếu ai đang có suy nghĩ như vậy thì đó là sai lầm. Không phải ai học nhiều cũng sẽ giỏi và cũng không phải là cứ suốt ngày cầm trên tay cuốn sách là có thể học thuộc tất cả các bài học. Các bạn nên thay đổi cách học mới, nên học bài một cách tập trung, có chiều sâu, ghi chép chắt lọc lời của giáo viên. Thường xuyên tạo cho mình các thói quen trả lời những câu hỏi, ghi lại các nội dung mình vừa học. Trong lúc học không nên quá căng thẳng hay chỉ biết học mà cần dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Khi các bạn học quá lâu sẽ làm bản thân các bạn cảm thấy mệt mỏi hơn thôi đồng thời nó làm cho chúng ta không thể tập trung tiếp thu bài được. Khi nghỉ giải lao bạn có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, đi lại nhiều để cho đầu óc mình được thoải mái. Sưu tầm cho bản thân những phương pháp học tập làm sao mang lại hiệu quả cao nhất.

3.3 – Tìm môi trường học

Khi các bạn học bài các bạn có thể học ở bất cứ chỗ nào làm cho bạn cảm thấy tập trung học tốt hơn. Thay đổi chỗ ngồi cũng là cách giúp chúng ta không bị nhàm chán, tạo cho bản thân sự thích thú.

Môi trường học chính là một trong những yếu tố quyết định đến cách học cũng như là giúp các bạn tiếp thu bài một cách hiệu quả hơn. Mỗi người học sinh nên hình thành thói quen tạo môi trường học tập cho riêng mình. Hơn bất kỳ ai thì chính bạn là người hiểu rõ bản thân mình nhất, biết môi trường nào là thích hợp với mình nhất để có những sự thay đổi cho bản thân mình.

Một môi trường học tập tốt sẽ tạo ra cho học sinh một tư duy tốt. Từ đó, kết quả học tập cũng trở nên tốt hơn. Mong rằng bài chia sẻ trên đây UPM sẽ giúp cho các bạn có những kiến thức hữu ích để xây dựng cho mình một môi trường học tập hiệu quả nhé.

 ĐỌC THÊM: Từ A đến Z về dịch vụ cung cấp nền tảng học online trực tuyến tốt nhất từ UPM

Ngoài ra, nếu các bạn quan tâm tới một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trực tuyến thì có thể liên hệ ngay với UPM. UPM là phần mềm với lõi thiết kế được sản xuất từ châu Âu, cùng đầy đủ các tính năng, công cụ để tích hợp, liên kết với các nền tảng khác hay các trang web khi thiết kế bài giảng online, giảng dạy trực tuyến. Thêm vào đó, phần mềm của UPM còn được đánh giá là một trong những phần mềm có khả năng bảo mật tốt nhất hiện nay cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, giàu kinh nghiệm.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phần mềm E-learning của UPM, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng tôi qua:

  • Facebook: facebook.com/UPM.elearning

  • Hotline: (+84) 888 22 9382

  • Email: info@upm.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *