Cách ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non hiệu quả nhất

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy mầm non hiện nay được rất nhiều trường học, các bậc phụ huynh và cũng là sự quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên hướng đi này còn khá mới mẻ và chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam. Vậy cách ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Các bạn hãy cùng UPM đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

 

1 – Ứng dụng CNTT trong dạy học mầm non có thật sự cần thiết?

Trong năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam đã phát động phong trào “Năm ứng dụng CNTT” cho tất các các cấp bao gồm cả mầm non. Đặc biệt ngành giáo dục mầm non chính là bước đệm đầu tiên trong toàn bộ hệ thống giáo dục. Bởi vậy việc ứng dụng CNTT trong dạy học mầm non càng được đẩy mạnh và quan tâm hơn bao giờ hết. 

Các trường mầm non đã bắt đầu triển khai việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy như: máy chiếu, tivi, máy tính … nhằm hỗ trợ tối đa cho công tác dạy học bằng CNTT. Mặt khác với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã cho ra đời hàng loạt các phần mềm giáo dục rất hữu ích cho giáo viên mầm non như VIolet, Flash, Photoshop, Active Primary …

Dựa vào các phần mềm và công nghệ thông tin mà các giáo viên mầm non có cơ hội được tiếp cận và làm quen với những phương pháp, cách thức giảng dạy thú vị khiến nội dung bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn. Từ đó kích thích sự ham học hỏi và tìm tòi vốn kiến thức của trẻ trong những năm đầu đời giúp các bạn nhỏ sáng tạo, hình thành lối tư duy tự chủ và là nền tảng quan trọng trong những năm học tiếp theo.

Bên cạnh đó, nhờ có sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin mà các giáo viên mầm non có thể dễ dàng tiếp cận, tìm tòi các nguồn tư liệu đa dạng, phong phú. Đây cũng là cơ sở giúp các thầy cô xây dựng bài giảng hấp dẫn, phù hợp với tâm lý trẻ, hiệu quả học tập theo đó cũng tăng lên và tiến dần đến nguyên lý “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”

 ĐỌC THÊM: Sự khác biệt giữa các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại

2 – Ưu điểm, khó khăn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non 

2.1 – Ưu điểm

  • Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non tạo ra một môi trường học tập lý tưởng và toàn diện cho các bé. Các bé sẽ được tiếp cận và thành thạo công nghệ ngay từ khi còn nhỏ. Việc này giúp các bé hình thành tư duy công nghệ và tạo dựng nền tảng vững chắc trong tương lai.

  • Giáo viên mầm non có thể khai thác các nguồn tài nguyên, tư liệu giáo dục phong phú, sống động qua mạng internet như hình ảnh, âm thanh, phim …giúp tác động trực tiếp lên sự phát triển trí tuệ của trẻ.

  • Tiết kiệm phần lớn chi phí cho trường và thời gian của giáo viên

2.2 – Khó khăn, thách thức khi ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non

  • Chi phí đầu tư các máy móc, thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy tại các trường mầm non đều rất lớn. Bởi vậy không phải trường mầm non nào cũng có đủ điều kiện để đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng giảng dạy với CNTT.

  • Không thể phủ nhận việc các thiết bị điện tử mang lại nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trong các lớp học. Tuy nhiên không phải lúc nào máy cũng hoạt động tốt và trong những trường hợp như vậy việc quá phụ thuộc vào CNTT sẽ gây ra tình trạng bị động cho giáo viên mầm non.

  • Kiến thức về CNTT của nhiều giáo viên mầm non còn hạn chế, đặc biệt là những giáo viên đã có tuổi đời hoạt động cao, ngại thay đổi và gặp khó khăn trong việc học cái mới.

  • Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non còn đang trong quá trình nghiên cứu và đánh giá, rút kinh nghiệm bởi vậy vẫn chưa thật sự mang lại nhiều kết quả như mong muốn. 

3 – Bài học kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ trong dạy học mầm non

Về phía giáo viên

Giáo viên là những người trực tiếp tiếp xúc, giảng dạy nên cần phải rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng công nghệ thường xuyên. Có nền tảng kiến thức vững chắc cũng sẽ giúp các giáo viên tự tin hơn trong giảng dạy. Thêm vào đó, các giáo viên cũng cần hiểu và nắm chắc tâm lý của các em nhỏ. Điều này giúp người dạy xây dựng nội dung bài giảng phù hợp và truyền đạt những kiến thức cần thiết cho các em

Về phía nhà trường

Ban giám hiệu nhà trường cần đẩy mạnh công tác đào tạo kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ từ cơ bản đến nâng cao cho đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, ngoài việc tham gia các lớp tập huấn, mỗi giáo viên cũng cần tự ý thức trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ bản thân. 

Nhà trường cũng cần đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc hiện đại, các thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên. Nhà trường cũng nên lập một website riêng để kết nối các phòng ban, các giáo viên với nhau và kết nối giáo viên với phụ huynh học sinh. 

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần thiết lập một thư viện điện tử giúp giáo viên tìm kiếm, tham khảo dữ liệu, thông tin liên quan đến bài giảng. Tuy nhiên, mỗi bài giảng điện tử e-learning được thiết kế cần đảm bảo khách quan và trung thực nhất về chất lượng phù hợp với điều kiện học tập của trẻ. Để làm được điều này, các nhà quản lý giáo dục cần có thước đo tiêu chuẩn rõ ràng và cụ thể. 

4 – Hướng dẫn ứng dụng thực tế

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ

Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy với giao diện dễ dùng, thiết kế đơn giản và đầy đủ tiện ích như Powerpoint, UPM, Active Primary… Đây đều là những phần mềm có thể tích hợp, lồng ghép vào nội dung bài giảng nhiều phương tiện như hình ảnh, video, âm nhạc .. .

Tổ chức các hoạt động âm nhạc 

Âm nhạc là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển và hình thành tư duy tích cực. Bởi vậy các giáo viên có thể thường xuyên tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ tham gia giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe, thực hành và rèn luyện sự tự tin . 

Trong bài viết trên UPM đã đưa các bạn đi tìm hiểu về cách ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non hiệu quả nhất và những vấn đề xung quanh nó. UPM hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về CNTT cũng như hiệu quả và phương pháp sử dụng CNTT trong giáo dục mầm non. 

 ĐỌC THÊM: Từ A đến Z dịch vụ cung cấp nền tảng học online trực tuyến tốt nhất từ UPM

Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm đến một phần mềm hoặc muốn thử nghiệm một phần mềm hỗ trợ giảng dạy, thiết kế giáo án điện tử, mở các lớp học trực tuyến thì có thể liên hệ ngay với UPM. UPM là phần mềm với lõi thiết kế được sản xuất từ châu Âu, cùng đầy đủ các tính năng, công cụ để tích hợp, liên kết với các nền tảng khác hay các trang web khi thiết kế bài giảng online, giảng dạy trực tuyến. Thêm vào đó, phần mềm của UPM còn được đánh giá là một trong những phần mềm có khả năng bảo mật tốt nhất hiện nay cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, giàu kinh nghiệm.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phần mềm E-learning của UPM, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng tôi qua:

Facebook: facebook.com/UPM.elearning

Hotline: (+84) 888 22 9382

Email: info@upm.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *